TIÊU CHÍ NHÓM 1: CÁC THÀNH PHỐ THÔNG MINH

Bộ tiêu chí đánh giá, bình chọn cho nhóm này được xây dựng dựa trên quan điểm chỉ xét thực tế việc ứng dụng các sản phẩm, giải pháp công nghệ tại các thành phố, tạo thêm nhiều giá trị, sáng tạo, linh hoạt, nhanh chóng, hiệu quả cho việc hoạch định, xây dựng, quản lý các thành phố, đem lại sự thoải mái, thịnh vượng, an toàn, tiện ích cho người dân và phát triển doanh nghiệp. Nhóm gồm các tiêu chí sau:

  • Hành lang pháp lý
  • Thực tế xây dựng và triển khai các đề án thành phố thông minh của tỉnh/thành phố
  • Ứng dụng công nghệ thông minh trong quy hoạch, quản lý, xây dựng và phát triển thành phố
  • Các đề án, dự án, chương trình ứng dụng CNTT liên quan đến xây dựng, quản lý, phát triển thành phố thông minh bền vững của tỉnh/thành phố
  • Quy mô và tỉ lệ đầu tư cho xây dựng Hạ tầng dữ liệu/hạ tầng số của tỉnh/thành phố
  • Mức độ hoàn thiện của chính quyền điện tử/chính quyền số
  • Các ứng dụng, tiện ích thông minh cho người dân và doanh nghiệp
  • Bảo mật an toàn thông tin, an ninh cho người dân
  • Khả năng tiếp cận cơ hội số của người dân, cộng đồng và doanh nghiệp tại thành phố
  • Các chính sách, chương trình, hoạt động khuyến khích khởi nghiệp đổi mới sáng tạo của tỉnh, thành phố
  • Sự chuẩn bị nguồn nhân lực cho xây dựng thành phố thông minh
  • Các tiêu chí, tiêu chuẩn chuyên ngành, kỹ thuật riêng của từng lĩnh vực đăng ký
  • Chất lượng hồ sơ và năng lực trình bày

BẢNG ĐIỂM ĐÁNH GIÁ CÁC THÀNH PHỐ/ĐÔ THỊ THÔNG MINH

Stt. Tiêu chí Trọng số (%) Tiêu chí chi tiết Trọng số (%) Điểm
1 Các văn bản pháp lý và Mức độ/thực trạng triển khai chương trình/đề án 15 Các văn bản pháp lý 60  
Mức độ/thực trạng triển khai các chương trình, đề án, dự án liên quan đến lĩnh vực đăng ký 40  
2

 

Kiến trúc ICT và Hạ tầng dữ liệu của chương trình/đề án 10 Kiến trúc CNTT của đề án/chương trình 40  
Hạ tầng dữ liệu của đề án/chương trình 60  
3 Mức độ ứng dụng công nghệ thông minh

 

25

 

Tỉ lệ đầu tư cho ứng dụng CNTT/tổng vốn đầu tư 50  
Các ứng dụng CNTT trong lĩnh vực đề cử 50  
4 Bảo mật, an toàn thông tin, an ninh an toàn 10 Bảo mật an toàn thông tin 40  
An ninh an toàn cho doanh nghiệp, tổ chức, người làm việc 60  
5 Hiệu quả 20 Hiệu quả kinh tế 30  
Hiệu quả môi trường 20  
Chất lượng các tiện ích cho DN 25  
Hiệu quả về quản lý 25  
6 Các tiêu chuẩn kỹ thuật, an toàn, môi trường,… đang áp dụng 10 Các tiêu chuẩn kỹ thuật, an toàn, môi trường,… đang áp dụng 100  
7 Chất lượng hồ sơ, năng lực trình bày 10 Chuẩn bị hồ sơ hoàn chỉnh 30  
Trình bày rõ ràng, thông tin chính xác 40  
Trả lời tốt các câu hỏi 30  

 

BẢNG ĐIỂM ĐÁNH GIÁ

DÀNH CHO THÀNH PHỐ HẤP DẪN KHỞI NGHIỆP ĐỔI MỚI SÁNG TẠO

 Các chính sách, chương trình, hoạt động khuyến khích khởi nghiệp đổi mới sáng tạo của tỉnh, thành phố (cung cấp thông tin nếu đăng ký lĩnh vực “Thành phố hấp dẫn Khởi nghiệp ĐMST”)

STT Tiêu chí Trọng số (%) Tiêu chí chi tiết Trọng số (%) Điểm
1 Các chính sách 20 Các văn bản chính sách thúc đẩy khởi nghiệp đổi mới sáng tạo 50  
Tổng ngân sách cho hỗ trợ, thúc đẩy khởi nghiệp đổi mới sáng tạo 50  
2 Các chương trình hỗ trợ 30 Các chương trình đào tạo 25  
Các chương trình hỗ trợ vốn 25  
Các chương trình kết nối đầu tư 30  
Các hỗ trợ về địa điểm, văn phòng 20  
3 Các hoạt động ươm tạo tạo, hỗ trợ/thúc đẩy khởi nghiệp 20 Các vườn ươm, trung tâm hỗ trợ khởi nghiệp sáng tạo 40  
Các tổ chức accelerator 40  
Các hoạt động hợp tác quốc tế 20  
4 Thành tích

 

20 Số lượng DN KN/số lượng DN thành lập mới 30  
Số lượng vốn gọi được của các doanh nghiệp KN trên địa bàn tỉnh/thành phố 30  
Đóng góp vào phát triển kinh tế, xã hội của địa phương 40  
5 Chất lượng hồ sơ, năng lực trình bày 10 Chuẩn bị hồ sơ hoàn chỉnh 30  
Trình bày rõ ràng, thông tin chính xác 40  
Trả lời tốt các câu hỏi 30  

Giải thưởng Đô thị thông minh Việt Nam 2023 sẽ được trao duy nhất cho 01 tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương có hồ sơ đề cử và đáp ứng cao nhất các tiêu chí trên đây.